HOTLINE:

4/3 - Luyện văn


4/3

*Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
*Dịch giả:
*Phân loại: 407
*Số trang: 377
*Nhà xuất bản: Văn hóa
*Phát hành sách:



Còn sách. Mời bạn đến lấy

*Giới thiệu:

Vì dạy Việt ngữ cho lớp đệ tứ niên, tôi phải đọc kỹ cuốn Văn phạm Việt Nam của Trần Trọng Kim và vài cuốn như Nhận xét về văn phạm Việt Nam của Bùi Đức Tịnh… Đọc xong tôi thấy những sách văn phạm (nay gọi là ngữ pháp) đó, nhất là cuốn của Trần Trọng Kim phỏng theo ngữ pháp của Pháp quá, không hợp với đặc tính tiếng Việt. Tôi lại thấy tất cả các giáo sư và học sinh đều miễn cưỡng dạy và học môn đó, chứ không tin tưởng, không thấy ích lợi chút nào cả. Và tôi viết cuốn Để hiểu văn phạm, đưa ra vài ý kiến, mặc dầu tôi chưa hề nghiên cứu về ngữ pháp.

Đại khái tôi cho rằng Việt ngữ không có phần biến di tự dạng (morphologie, cũng gọi là từ pháp; cùng một từ dùng làm danh từ, động từ thì viết cũng vậy: cái cuốc, cuốc đất), cho nên nhiều từ (mot) không có từ loại nhất định, ta không nên chú trọng quá đến việc phân biệt từ loại, mà nên chú trọng đến việc phân biệt từ vụ (fonction des mots), đến vị trí của mỗi từ trong câu. Chính từ vụ, vị trí và ý nghĩa cho ta biết loại của mỗi từ.

Tôi lại đề nghị không nên dùng gạch nối, vì Việt ngữ có tính cách đơn âm (ngày nay gọi là ngôn ngữ cách thể - langue isolante), rất khó để gạch nối cách nào cho hoàn toàn hữu lý được lắm, mà chỉ làm rối trí thêm cho học sinh. Viết liền những từ ghép (mots composés) lại cũng không nên.

Tập này dày khoảng hơn trăm trang, tôi viết trong hai tháng. Nhà P. Văn Tươi không nhận xuất bản vì khó bán. Tôi đề nghị bỏ vốn ra in 1.000 hay 1.500 bản để họ độc quyền phát hành (nhà P. Văn Tươi đứng tên), bán được bao nhiêu, trừ hoa hồng rồi còn về phần tôi. Bán hai ba năm chưa hết nhưng tôi không lỗ vốn in. Lợi vật chất không có gì, nhưng lợi về tinh thần thì đáng kể. Chính nhờ cuốn sách mỏng đó mà mấy năm sau ông Trương Văn Chình (bút hiệu Trình Quốc Quang tác giả hai cuốn Hội nghị Đà Lạt, Hội nghị Fontainbleau) ở Hà Nội di cư vô, lại đường Monceau kiếm tôi, đề nghị viết chung với nhau về ngữ pháp Việt Nam vì chủ trương của tôi có nhiều điểm hợp với ông. Rồi hơn hai chục năm sau, miền Nam được giải phóng, một số học giả trong viện Khoa học Xã hội (ban Ngôn ngữ) ở Bắc vô cũng lại thăm tôi, bảo họ để ý đến tôi từ khi đọc cuốn đó. Nó được chú ý như vậy vì là cuốn đầu tiên vạch một hướng mới cho công việc nghiên cứu ngữ pháp Việt, thoát ly ảnh hưởng của các sách ngữ pháp Pháp dùng trong các trường học.

Cũng vì dạy Việt văn, nên tôi có ý viết một cuốn chỉ cho học sinh trung học và những người lớn tự học cách viết văn và sửa văn, nhan đề là Luyện văn.

Nguồn: http://tve-4u.org/

----------------------------------

Sản phẩm liên quan

Hiện nay tủ sách đang tạm thời đóng cửa. 

Chân thành cáo lỗi và cũng cám ơn quý khách đã ghé thăm Tủ sách Nhân Trí.

Hiện nay tủ sách đang tạm thời đóng cửa. 

Chân thành cáo lỗi và cũng cám ơn quý khách đã ghé thăm Tủ sách Nhân Trí.